Phương án bảo vệ cho công trình xây dựng

Công tác bảo vệ công trình dự án xây dựng, công trường xây. Các công trình xây dựng là mục tiêu lý tưởng của các đối tượng trộm cắp thiết bị vật tư nhằm tiêu thụ ra bên ngoài gây ảnh hưởng đến tiến độ công trình. Ngay sau đây, Phòng Nghiệp vụ của Công ty bảo vệ Thuận Phát xin được chia sẻ một bản Phương án bảo vệ công trình xây dựng đầy đủ và chi tiết.

phuong an bao ve cong trinh xay dung

Phân chia cụ thể nhiệm vụ cho các vị trí, thường thì các công trình xây dựng sẽ có 3 vị trí chính: cổng chính, chòi gác và tuần tra.

I/ VỊ TRÍ CỔNG CHÍNH

Đây là vị trí quan trọng nhất trong các vị trí bảo vệ công trình xây dựng, vị trí này có các nhiệm vụ như sau:

1/ Đối với khách:

a) Khi vào cổng công trình:

  • Bảo vệ công trình xây dựng phải hỏi tên khách, tên cơ quan công tác, mục đích vào gặp ai, bộ phận/phòng ban nào.
  • Bảo vệ công trình xây dựng liên lạc bằng bộ đàm hoặc điện thoại vào bên trong báo cho người cần gặp ra đón, nếu không có hẹn trước thì phải có sự đồng ý của người mà khách cần gặp thì bảo vệ mới giải quyết cho vào.
  • Bảo vệ đăng ký ghi tên khách, tên công ty, giờ đến của khách vào sổ khách ra vào (giữ lại giấy tờ tùy thân).
  • Bảo vệ cấp phát cho khách thẻ khách và các dụng cụ bảo hộ lao động như mũ, giầy, kính,…
  • Bảo vệ cho khách đăng ký những đồ vật có giá trị, chỉ dẫn cho khách vào mục tiêu.

b) Khi ra khỏi công trình:

  • Bảo vệ kiểm tra túi xách của khách.
  • Bảo vệ kiểm tra các đồ vật khách mang ra (nếu có) có đúng với giấy cho phép mang ra của đơn vị chủ quản (phải có chữ ký của người có thẩm quyền duyệt bảo vệ mới giải quyết).
  • Bảo vệ thu lại các vật dụng đã phát cho khách.
  • Bảo vệ đề nghị khách ghi vào sổ giờ ra và ký tên, trả lại giấy tờ tùy thân cho khách khi làm xong thủ tục.

2/ Đối với công nhân:

a) Khi vào:

  • Bảo vệ công trình kiểm tra thẻ, mũ và các trang thiết bị bảo hộ khác theo quy định trước khi vào làm việc trong công trình.
  • Bảo vệ kiểm tra trang phục công nhân có đúng theo yêu cầu của đơn vị chủ quản quy định.
  • Bảo vệ phải đăng ký các vật dụng có giá trị tại cổng bảo vệ.
  • Những công nhân làm việc thời vụ bảo vệ phải kiểm tra tên trong danh sách cho phép của đơn vị chủ quản
  • ký duyệt.

b) Khi ra:

  • Bảo vệ yêu cầu tất cả công nhân phải bỏ mũ xuống, lần lượt ra từng người để kiểm tra.
  • Bảo vệ kiểm tra cẩn thận túi xách, đối chiếu vật dụng mang ra, kiểm tra có đúng như đã đăng ký hoặc đúng như trong giấy cho ra của đơn vị chủ quản, ngoài ra không được mang ra bất cứ vật dụng gì ra khỏi công trình.
  • Bảo vệ kiểm tra người cẩn thận phía trước, bên hông, giầy, ống chân,…

Chú ý: Ngày, giờ, số lượng, chất lượng, chủng loại, chữ ký, … trong giấy cho ra.

3/ Đối với các loại xe:

a) Khi vào:

  • Bảo vệ yêu cầu xe phải dừng tại cổng, người tài xế phải xuất trình giấy tờ, đăng ký tên, số xe, đem những gì vào, giờ vào vào trong sổ, thông báo cho người có trách nhiệm của đơn vị chủ quản ra đón.
  • Bảo vệ cho lái xe đăng ký những vật dụng có giá trị để đối chiếu khi ra.
  • Bảo vệ kiểm tra xe có đầy đủ điều kiện vào mục tiêu (ví dụ chiều cao không thích hợp, xe quá lớn,…)
  • Bảo vệ mở cổng cho xe vào.

b) Khi ra:

  • Bảo vệ yêu cầu xe phải dừng lại tại cổng, người tài xế phải vào phòng bảo vệ làm thủ tục giờ ra và đăng ký vào sổ đăng ký.
  • Bảo vệ yêu cầu tài xế phải xuất trình giấy tờ có liên quan đến việc đem hàng hoá ra ngoài.
  • Bảo vệ phải kiểm tra và đối chiếu với thực tế hàng mang ra có trùng khớp với phiếu xuất hàng hay không.

Chú ý:

  • Chủng loại, số lượng, chất lượng, mã số, ngày, giờ và chữ ký của đơn vị chủ quản.
  • Phải kiểm tra cẩn thận các thùng xe, gầm xe, thành xe và cabin xe.
  • Không giải quyết các hàng hoá không giấy phép mang ra (giấy xuất hàng phải có chữ ký của đơn vị chủ quản).
  • Mở cổng cho xe ra.

4/ Đối với trang thiết bị, nguyên vật liệu:

a) Khi vào bảo vệ công trình xây dựng phải

  • Kiểm tra hoá đơn, chủng loại, số lượng, mã số,…
  • Liên lạc với người có liên quan của đơn vị chủ quản ra đón.
  • Ghi vào sổ đăng ký nguyên vật liệu.

Chú ý: Hàng hoá mang vào mục tiêu phải được kiểm tra cẩn thận, chú ý nếu là nguyên vật liệu dễ cháy, nhân viên bảo vệ phải tư vấn cho khách hàng công tác PCCC.

b) Khi ra bảo vệ công trình xây dựng phải

  • Kiểm tra hoá đơn, giấy xuất kho có chữ ký của đơn vị chủ quản.
  • Sau khi kiểm tra hoá đơn, nhân viên bảo vệ tiến hành kiểm tra trên thực tế.

Chú ý: Chủng loại, mã số, chất lượng, số lượng và chữ ký. Lưu trữ hoá đơn, giấy xuất kho và giấy cho ra của đơn vị chủ quản.

5/ Đối với nhân viên ra vào công trình xây dựng

  • Giám sát và yêu cầu tất cả các nhân viên phải tuân thủ theo nội quy của công trình.

6/ Một số nhiệm vụ khác của nhân viên bảo vệ công trình xây dựng tại cổng chính

  • Quản lý điện thoại, chìa khoá.
  • Giải thích, hướng dẫn các vấn đề cho khách ra vào công tác trong công trình.
  • Quản lý các trang thiết bị, ghi chép sổ sách sạch sẽ, chính xác, tất cả sắp xếp gọn gàng có khoa học.
  • Nắm bắt tình hình và báo cáo cho những người có thẩm quyền khi họ cần biết.
  • Giữ gìn thông tin liên lạc, phối hợp với các vị trí khác.
  • Bàn giao chặt chẽ các ca trực cho ca sau (phổ biến tình hình ca trước để ca sau nắm bắt).
  • Quản lý thư từ bưu phẩm chuyển phát nhanh nếu có.

II/ VỊ TRÍ TUẦN TRA

  • Tuần tra khu vực được giao, phát hiện, bắt giữ, lập biên bản những người vi phạm nội quy công trình xây dựng.
  • Phát hiện, ngăn chặn những hành vi phá hoại, vi phạm an toàn lao động tại công trình xây dựng.
  • Phát hiện những sự cố cháy nổ tại công trình xây dựng.
  • Kiểm tra các dụng cụ PCCC và hệ thống báo cháy, đảm bảo khi xảy ra sự việc sẽ đưa lại hiệu quả sử dụng cao nhất.
  • Kiểm tra khoá các cửa sổ, cửa ra vào tại công trình xây dựng.
  • Kiểm tra các thiết bị sử dụng bằng điện vè độ an toàn, đặc biệt là cháy nổ.
  • Phải mang theo các dụng cụ thích hợp khi đi tuần tra như đèn pin, bộ đàm, dùi cui.
  • Giám sát, kiểm soát người trong khu vực làm việc, chú ý giám sát các khu vực cấm, nguy hiểm không cho người không có thẩm quyền được vào công trình xây dựng.
  • Dùng các phương tiện thông tin liên lạc máy bộ đàm, phối hợp làm việc với các vị trí khác tại công trình.
  • Ghi chép sổ tuần tra cẩn thận, tỉ mỉ. Chú ý ghi rõ số công nhân làm việc, thuộc Công ty nào, làm việc ở đâu, làm gì, thời gian bao lâu trong công trình xây dựng.

III/ VỊ TRÍ CHÒI GÁC

Chòi gác là vị trí được đặt cao hơn so với mặt đất để lấy tầm bao quát xung quanh cả công trường hoặc chỉ bao quát 1 khu vực do phương án bảo vệ được thiết lập, nhằm bổ trợ cho các vị trí bảo vệ khác trong công trình xây dựng. Chòi gác còn có tác dụng phát hiện từ xa các dấu hiệu đột nhập từ bên ngoài hoặc từ bên trong công trường. Nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ tại vị trí này gồm có:

  • Chấp hành nghiêm túc nhiệm vụ đã được phân công trong phương án bảo vệ.
  • Cập nhật sổ sách diễn biến trong ca trực.
  • Hàng giờ phải báo cáo bằng bộ đàm cho trưởng ca để thông báo về tình hình an ninh trong thời điểm đó.
  • Kịp thời phát hiện những dấu hiệu của máy móc có thể gây tai nan cho các công nhân, như: nhắc nhở công nhân lái cần cẩu tránh xa khu vực có công nhân, hoặc nhắc công nhân tránh xa khu vực cần cẩu đang nâng vật tư … Nhằm tránh xảy ra các tai nạn đáng tiếc.
  • Quan sát xung quanh vị trí để phát hiện các nguy cơ gây mất tình hình an ninh.
  • Nếu phát hiện kẻ có ý định đột nhập từ bên ngoài thì bảo vệ tại chòi gác phải phát tín hiệu cảnh báo, đồng thời gọi cho vị trí tuần tra đến hỗ trợ.
  • Nếu phát hiện có sự tẩu tán tài sản từ trong công trường ra ngoài thì gọi bộ đàm cho vị trí tuần tra đến bắt giữ và lập biên bản.
  • Ban đêm dùng đèn pin để soi rọi xung quanh công trường, chú ý tại những khu vực tập trung nhiều nguyên vật liệu có giá trị cao như: kho nhôm, kho đồng …
  • Tổng hợp báo cáo bàn giao trong ca trực cho ca sau tiếp tục quản lý.

Có thể bạn sẽ quan tâm: Nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ tại công trình xây dựng

Bài viết liên quan