Quy định về huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp

Hàng năm, công ty bảo vệ chủ trì đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền tổ chức huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ cho nhân viên chưa qua huấn luyện. Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận cho nhân viên bảo vệ tại địa phương. Cụ thể hơn về quy định này mời bạn cùng tìm hiểu dưới đây.

Huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ là gì?

dao-tao-nghiep-vu-bao-ve-chuyen-nghiep-1

“Huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên bảo vệ” là quá trình đào tạo và trang bị các kỹ năng chuyên môn cần thiết để thực hiện công việc bảo vệ một cách hiệu quả. Hoạt động này bao gồm các chương trình học cách phát hiện sự cố, xử lý các tình huống khẩn cấp, giám sát đám đông, và phát hiện các vấn đề liên quan tới an ninh, an toàn. Các nhân viên bảo vệ cần được huấn luyện để có thể hoàn thành công việc của mình một cách chuyên nghiệp và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mục tiêu bảo vệ.

Nhân viên bảo vệ có bắt buộc phải qua đào tạo nghiệp vụ không?

Theo quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam, liên quan tới các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý. Trong đó lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo vệ, gồm: Dịch vụ bảo vệ con người, tài sản, mục tiêu và các hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Theo đó, nhân viên bảo vệ cần phải qua đào tạo nghiệp vụ và có chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ mới được phép hành nghề. Điều này nhằm đảm bảo rằng nhân viên bảo vệ có đủ kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện công việc của mình một cách chuyên nghiệp và an toàn.

Quy định về đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ

Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 67/2022/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2014/TT-BCA ngày 16/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 06/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ quy định về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2023; trong đó sửa đổi, bổ sung Điều 5 về công tác phối hợp giữa cơ quan Công an với cơ quan, doanh nghiệp trong hướng dẫn, quản lý và kiểm tra thực hiện nhiệm vụ bảo vệ.

dao-tao-nghiep-vu-bao-ve-chuyen-nghiep-2

Theo đó, Cục An ninh kinh tế, Cục An ninh chính trị nội bộ và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan và người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp tổ chức hướng dẫn, quản lý và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp được phân công phụ trách.

Bên cạnh đó, mỗi năm, cơ quan, doanh nghiệp chủ trì, đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Thông tư này phối hợp tổ chức huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ cho nhân viên bảo vệ chưa qua huấn luyện.

Ngoài việc huấn luyện cho số nhân viên bảo vệ chưa qua huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ, cơ quan, doanh nghiệp căn cứ yêu cầu thực tế chủ động phối hợp với cơ quan Công an quy định tại Điều 5 Thông tư này để tổ chức các lớp học bổ sung và cập nhật kiến thức mới về chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.

Cục An ninh kinh tế chủ trì, phối hợp với Cục An ninh chính trị nội bộ và các đơn vị liên quan xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp. Phân cấp huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ hay còn gọi là Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, cụ thể như sau:

  • Cục An ninh kinh tế, Cục An ninh chính trị nội bộ tổ chức huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp thuộc các ban, bộ, ngành ở Trung ương. Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp tại địa phương được phân công quản lý, phụ trách.

Nhân viên bảo vệ được đào tạo, huấn luyện những gì?

Trong các chương trình huấn luyện, đào tạo nghiệp vụ, những nhân viên bảo vệ sẽ được học về:

Nghiệp vụ kỹ năng cơ bản:

Gồm các nghi thức tác phong điều lệnh, kiểm tra, tuần tra, kiểm soát, hướng dẫn ngăn ngừa và xử lý sự cố, điều phối giao thông, lập và kiểm tra biên bản, báo cáo, nhận dạng và ghi nhớ, bảo vệ mục tiêu cố định và mục tiêu di động.

Kiến thức pháp luật:

Một số các điều khoản trong bộ luật hình sự, tố tụng hình sự, bộ luật dân sự, tố tụng dân sự, luật hành chính, và luật lao động.

Kỹ chiến thuật và võ thuật:

Kỹ năng cơ bản, kỹ thuật phòng vệ và né tránh, khống chế, khóa và gỡ khóa, đối kháng, chiến đấu, chiến thuật tấn công và tự vệ.

Nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy:

Nguyên tắc, quy định, sử dụng phương tiện PCCC, phát hiện và nhận biết cháy nổ, biện pháp phòng cháy và chữa cháy.

Có thể bạn cũng sẽ quan tâm tới nội dung này: Tài liệu Tập huấn công tác PCCC cho nhân viên bảo vệ

Nghiệp vụ sử dụng trang thiết bị:

Kỹ năng sử dụng và bảo quản công cụ hỗ trợ, thiết bị báo cháy, báo khói, vận hành hệ thống theo dõi và báo động.

Kỹ năng giao tiếp:

Tác phong, ngôn phong chào hỏi, xưng hô, ngoại ngữ giao tiếp căn bản, kỹ năng truyền đạt, giao thiệp, nghe và trả lời điện thoại, phối hợp và công tác với công an, chính quyền địa phương.

Nghiệp vụ đặc biệt:

Sơ cấp cứu, giải tán và di tản, chống đình công, lãng công, bảo vệ các mục tiêu có tính chất phức tạp cao như bảo vệ VIP, bảo vệ sự kiện, bảo vệ cưỡng chế…

Khi tham gia các khoá huấn luyện, đào tạo nghiệp vụ giúp nhân viên bảo vệ có đủ kỹ năng và kiến thức để thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp và an toàn. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể tham khảo tại các trung tâm đào tạo nghiệp vụ bảo vệ chuyên nghiệp.

Bài viết liên quan