Tài liệu Tập huấn công tác PCCC cho nhân viên bảo vệ

I. GIỚI THIỆU NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC PCCC:

Tính chất và phương châm của công tác phòng chống cháy nổ.

1. Tính chất: có 3 tính chất

Tính pháp luật:  

– Nắm vững các nội quy và quy định về công tác PCCC theo quy định của nhà nước

Tính quần chúng: 

–  Nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi nhân viên bảo vệ tại mục tiêu,khi xảy ra sự cố cháy nổ tại mục tiêu

Tính khoa học kỹ thuật

–   Nắm vững kiến thức cơ bản về cách sử dụng các loại phương tiện chữa cháy tại chỗ theo tính chất và loại đám cháy nhằm đạt hieuj quả cao nhất

2. Phương châm (phòng cháy hơn chữa cháy):

Có nghĩa là tích cực phòng ngừa không để cháy nổ xảy ra sẵn sàng chữa cháy có hiệu quả để hạn chế tổn thất ở mức độ nhỏ nhất.

Lực lượng bảo vệ tại mục tiêu có trách nhiệm duy trì , kiểm tra công tác pccc ,và thực hiện những biện pháp đảm bảo an toàn cháy nổ tại mục tiêu

II. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CHÁY NỔ VÀ ĐÁM CHÁY:

1. Định nghĩa sự cháy:

Cháy là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng.

Theo định nghĩa ta thấy cháy có 3 dấu hiệu đặc trưng:

– Có phản ứng hóa học

– Có tỏa nhiệt

– Phát ra ánh sáng.

2. Khái niệm về nổ:

Căn cứ vào tính chất nổ, chia thành 2 loại nổ chính: nổ lý học và nổ hóa học.

Nổ lý học: là nổ do áp xuất trong một thể tích tăng lên quá cao thể tích đó không chịu được áp lực lớn nên bị nổ (như nổ xăm lốp xe khi bị bơm quá căng, nổ nồi hơi các thiết bị áp ực khác…)

Nổ hóa học: là hiện tượng cháy xảy ra với tốc độ nhanh làm hỗn hợp khí xung quanh giãn nở đột biến sinh công gây nổ.

3. Những yếu tố điều kiện cần và đủ để tạo thành sự cháy, sự cháy:

Được hình thành trước hết cần 3 yếu tố:

  • Chất cháy
  • Ôxy
  • Nguồn nhiệt.

Ôxy phải lớn hơn: 14%

Nguồn nhiệt phải đạt tới giới hạn bắt cháy của chất cháy.

Thời gian tiếp xúc của 3 yếu tố đủ để xuất hiện sự cháy.

Về vật cháy tồn tại ở 3 trạng thái rắn, lỏng, khi, chất cháy là chất có khả năng tiếp tục cháy sau khi đã tách khỏi nguồn nhiệt.

Về ôxy: Ôxy là chất khí không cháy được nhưng nó là dưỡng khí cần thiết, không có ôxy thì không sinh ra sự cháy được ôxy chiếm tỉ lệ 21% trong không khí nếu ôxy giảm xuống nhỏ hơn  14% thì hầu hết các chất cháy không duy trì được sự cháy nữa, trừ 1 số ít chất đặc biệt cháy được trong điều kiện nghèo ôxy (ví dụ hydro và mêtan còn 5% ôxy vẫn cháy được.

4. Khái niệm về đám cháy:

Đám cháy là sự cháy xảy ra ngòai sự kiểm soát của con người, gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng con người và tài sản.

5. Các dấu hiệu để nhận biết đám cháy:

Thường có 3 dấu hiệu cơ bản để nhận biết được đám cháy.

Mùi vị sản phẩm cháy được hình thành do sự cháy không hoàn toàn của chất chý tạo nên, do đó sản phẩm cháy của chất nào thì mang mùi vị đặc trưng của chất đó.

Khói: khói là sản phẩm của sự cháy, sinh ra từ các chất cháy khác nhau nên có màu sắc khác nhau  màu sắc của khói phụ htuộc vào điều kiện cháy đủ không khí hoặc thiếu không khí.

Ánh lửa và tiếng nổ là biểu hiện đặc trưng của phản ứng cháy từ sự phát sáng của ngọn lửa mà phát hiện được cháy. Hoặc sự cháy xảy ra gây nổ và phát hiện được cháy.

Từ các dấu hiệu của đám cháy giúp ta phát hiện được đám cháy phán đoán được loại chất cháy để có biện pháp sử dụng phương tiện thiết bị kỹ thuật chữa cháy cho phù hợp đạt hiệu quả cao.

6. Phân loại đám cháy:

Căn cứ vào trạng thái của chất cháy đám cháy được phân thành các loại như sau:

– Chất cháy rắn: Ký hiệu A: như gỗ , vải , rác 

– Chất cháy lỏng: Ký hiệu B : xăng, dầu, sơn

– Chất cháy khí: Ký hiệu C

– Chất cháy kim loại: Ký hiệu D

– Cháy điện: Ký hiệu E

Phân loại đám cháy và quy ước ký hiệu đám cháy để sử dụng phương tiện chữa cháy đúng với từng loại đám cháy (trên các bình chữa cháy ghi ký hiệu chữ gì thì sử dụng chữ được những loại đám cháy đó).

III. NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CƠ BẢN:

A. BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY:

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mục tiêu các biện pháp phòng cháy được sử dụng chủ yếu là:

1. Tạo môi trường không cháy và khó cháy bằng cách thay thế các khâu sản xuất kinh doanh, môi trường, thiết bị vật liệu…từ dễ cháy, có nguy hiểm cháy, trở thành không cháy và khó cháy.

2. Ngăn chặn triệt tiêu nguồn nhiệt gây cháy, quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt sử dụng trong sản xuất hoạt động kinh doanh, trong sinh hoạt.

3.Cách ly chất cháy với nguồn lửa, nguồn nhiệt với máy móc thiết bị với các khâu hoạt động sản xuất có khả năng sinh nhiệt, gây cháy.

4. Hạn chế diện tích sản xuất, diện tích bảo quản chất cháy với máy móc thiết bị tới mức cần thiết.

5. Ngăn chặn đường phát triển của lửa như xây tường ngăn cháy, cửa ngăn cháy đê bao vành đai trống, lắp đặt thiết bị chống cháy lan.

6. Lắp đặt hệ thống báo cháy và chữ cháy tự động, bán tự động.

B. PHƯƠNG PHÁP CHỮA CHÁY:

Có 3 phương pháp chữa cháy cơ bản:

1.Ngăn cách ôxy với chất cháy (cách ly):

Là phương pháp cách ly ôxy với chất cháy hoặc tách rời chất cháy ra khỏi vùng cháy.

Dùng thiết bị chất chữa cháy úp chụp đậy phủ lên bề mặt của chất cháy. Ngăn chặn ôxy trong không khí với vậtt cháy. Đồng thời di chuyển vật cháy ra khỏi vùng cháy.

Các thiết bị chất chữa có tác dụng cách ly như lắp đậy chậu, đất cát, bọt chữa cháy, chăn nệm, bao tải, vải bạt.

2. Làm loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp chất cháy (làm ngạt):

Là dùng các chất không tham gia phản ứng cháy phun vào vùng cháy làm loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp cháy tới mức bị ngạt không duy trì được sự cháy.

Sử dụg các chất chữa cháy như khí CO2, nitơ ( N2) bọt trơ.

3. Phương pháp làm lạnh (thu nhiệt):

Là dùng các chất chữ cháy có khả năng thu nhiệt làm giảm nhiệt độ của đám cháy  nhỏ hơn nhiệt độ bắt cháy của chất cháy đám cháy sẽ tắt.

Sử dụng các chất chữa cháy như khí trơ lạnh CO2, N2 H2O. Sử dụng nước chữa cháy cần chú ý không dùng nước chữa các đám cháy đang có điện, hóa chất kỵ nước như: xăng, dầu, gas và đám cháy có nhiệt độ cao trên 19000C mà nước quá ít.

C. QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT SỰ CỐ CHÁY XẢY RA:

Khi có cháy xảy ra cần tiến hành một cách khẩn trương các công việc sau:

1. Báo động cháy (tự động, kẻng, tri hô)

2. Cắt điện khu vực cháy

3. Tổ chức cứu người bị nạn, tổ chức giải thoát cho người và di chuyển tài sản ra khỏi khu vực cháy.

4. Tổ chức lực lượng sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ: cát, nước, bình pccc để cứu chữa đám cháy.

5. Gọi điện báo cháy cho đội chữa cháy chuyên nghiệp gần nhất hoặc báo về trung tâm chữa cháy theo số 114.

6. Bảo vệ ngăn chặn phần tử xấu lợi dụng chữa cháy để lấy cắp tài sản, giữ gìn trật tự phục vụ chữa cháy thuận lợi.

7. Hướng dẫn đường nơi đỗ xe nguồn nước chữa cháy cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp khi tới hỗ trợ.

8. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp cứu chữa đám cháy.

9. Triển khai lực lượng bảo vệ hiện trường cháy sau khi dâp tắt đám cháy.

IV. PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY THÔNG DỤNG:

A. BÌNH CHỮA CHÁY BẰNG KHÍ CO2

Khí CO2 gồm 1 nguyên tử cabon và 2 nguyên tử oxy tạo thành gọi là oxytcacbon.

CO2 là loại khí trơ không mùi, không màu, không dẫn điện nặng hơn không khí 15 lần.

1. Cấu tạo bình CO2: có 3 bộ chính.

Vỏ bình CO2: làm bằng kim loại chịu áp lực cao 250kg/cm.

Hệ thống van nạp khí xả (cấu tạo tay vặn hoặc mỏ vịt) van an toàn.

Vòi loa phun: làm bằng vật liệu chịu nhiệt cách điện.

2. Đặc tính kỹ thuật:

CO2 nén vào bình với áp lực tối đa 180kg/cm và hóa lỏng ở trong bình, có nhiệt độ âm 79 độ C.

Khi phun ra khỏi bình ở trạng thái khí (sương, tuyết lạnh) từ 76đến 80C.

3. Tác dụng chữa cháy của CO2:

Làm giảm hàm lượng ôxy tới điểm không hỗ trợ cho sự cháy.

Làm loãng hỗn hợp cháy.

Làm lạnh.

4. Bình CO2 chữa được các đám cháy:

Chất cháy lỏng hay cháy rắn hóa lỏng được, đám cháy máy móc, cháy thiết bị điện, các đám cháy trong phòng kín.

Chất cháy khí.

Cháy chất rắn có gốc hữu cơ, cùng tia lửa hồng.

5. Thao tác:

Khi xảy ra cháy mang bình CO2 tiếp cận đám cháy.

Rút chất an toàn hoặc bỏ kẹp chì.

Một tay cầm loa phun vào đám cháy, một tay bóp mỏ vịt, phun thẳng vào đám cháy  cho tới khi đám cháy tắt hẳn.

Khi phun đứng ở đầu chiều gió, khoảng cách từ 2m đến 2,5m,  không cầm tay vào các vị trí nối liên kết với loa phun, không phun vào nguời vì có thể gây bỏng lạnh hoặc CO2 đậm đặc có thể gây ngạt.

Có thể sử dụng nhiều lần đến khi hết khí trong bình.

6. Bảo quản bình CO2:

Để nơi khô ráo thoáng mát dễ thấy dễ lấy.

Đặt ở nơi nhiệt độ không quá 55 độ C.

Không để nơi ẩm ướt và không được bôi dầu mỡ để bảo quản.

B. BÌNH BỘT CHỮA CHÁY:

Hiện nước ta đang sử dụng 3 loại bình bột chữa cháy của Ttrung Quốc: bình hệ MF, hệ MFZ và bình chữa cháy tự động ZYW.

Hệ MF bên trong có bình chứa khí đẩy CO2 .Riêng không có đồng hồ.

Hệ MFZ khí đẩy nạp trực tiếp vào bình chức bột có đồng hồ, khí đẩy N2.

Bình chữa cháy tự động cấu tạo có móc treo, ống bảo ôn đầu phun, bình hình cầu.

1. Cấu tạo bình bột chữa cháy:

Có nhiều kiểu dáng khác nhau nhưng đều có 3 bộ phận chính.

Bình chứa bột và khí đẩy bằng kim loại chịu áp lực cao.

Hệ thống van.

Vòi phun và loa phun.

2. Đặc tính, kỹ thuật:

Bột chữa cháy trong bình là hỗn hợp hóa chất màu trắng, bột mịn, có ý hiệu loại nào thì chỉ định dập tắt đám cháy loại đó có hịêu quả cao như gỗ vải…

Trọng lượng bột tùy theo dung tích chứa của bình.

Khi đẩy CO2, N2 chứa lẫn trong bình, chứ bột hoặc chứa trong bình thép, nằm trong bình chứa bột.

Áp lực đẩy từ 14 – 16kg/cm2.

Bột khí đẩy đều trơ không cháy, không dẫn điện với điện áp dưới 50kw.

Chỉ sử dụng được 1 lần.

3. Tác dụng chữa cháy:

Làm lỏng nồng độ hỗn hợp chất cháy và ôxy trong vùng cháy.

Làm ngạt và làm lạnh đám cháy.

4. Bình bột chữa được các đám cháy:

Chữa các đám cháy mới phát sinh rất có hiệu quả.

Chữa các đám cháy chất rắn, lỏng, khí, hóa chất, chữa cháy điện có hiệu điện thế dưới 50v.

5. Thao tác:

Khi có cháy xách bình bột tiếp cận đám cháy.

Rút chốt an tòan,dốc ngược bình lắc 1 vài lần.

Một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa, cách gốc lửa khoảng 1,5m còn tay kia bóp mỏ vịt, bột được phun vào dập tắt đám cháy.

Khi phun đứng đầu chiều gió.

6. Bảo quản bình bột

Để nơi khô ráo dễ thấy, dễ lấy.

Đặt nơi có nhiệt độ nhỏ hơn 55oC.

Không để nơi ẩm ướt có nhiều dầu mỡ.

C. TỦ VÒI LĂNG PCCC, MÁY BƠM PCCC 

Thao tác sử dụng : 

Bước 1:  Nhanh chóng mang cuộn dây từ hộp ra sân.

Bước 2: Trải cuộn dây ra, lắp đầu vòi bơm vào khớp nối của dây cứu hỏa.

Bước 3: Kéo cuộn dây cứu hỏa ra, sao cho cuộn dây không bị gấp khúc. Đưa đầu khớp của dây cứu hỏa khác lắp vào khớp nối của dây cứu hỏa trên.

Bước 4: Sau khi lắp xong, một người ra phía trước cầm đầu vòi bơm, người cầm phải cầm chắc bằng hai tay, cho vòi nước tỳ vào các điểm gần nhất, cho đầu vòi hơi hướng lên trên, về phía hỏa hoạn.

Bước 5: Chạy máy bơm nước để tiến hành cứu hỏa cụ thể như sau:

– Mở van khoá nhiên liệu, mở công tác máy, mở ga nhỏ.

– Ấn nút đề cho đến khi nổ máy, nếu cần kéo e (trường hợp bình Ac-quy yếu) thì giật máy nổ bằng tay

V. VAI TRÒ TRÁCH NHIỆM VÀ NHIỆM VỤ CỦA LỰC LƯỢNG BẢO VỆ TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY:

  • Định kỳ tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về công tác PCCC.
  • Nội dung tuyên truyền tập trung giáo dục và nâng cao ý thức PCCC, hướng dẫn kiến thức PCCC. thông báo những nguy cơ có thể gây cháy tại mục tiêu và biện pháp đề phòng.
  • Lực lượng bảo vệ thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định PCCC đối với những bộ phận có nhiều nguy hiểm để xảy ra cháy phải được kiểm tra hàng ngày.
  • Thông qua tuần tra bảo vệ mục tiêu, kiểm tra công tác PCCC đặc biệt lưu ý về ban đêm, ngày nghỉ, lễ, tết.
  • Vận dụng phương án chữa cháy tại chỗ để triển khai lực lượng phương tiện trực tiếp chữa cháy.nếu xảy ra cháy nổ tại mục tiêu.
  • Tổ chức chữa cháy theo phương án đã định.
  • Phân công lực lượng cảnh giới đề phòng kẻ gian và các phần tử xấu lợi dụng chữa cháy để trộm cắp, tẩu tán tài sản.
  • Cảnh giác đề phòng kẻ gian gây cháy giả thu hút lực lượng tạo sơ hở chỗ khác để chúng đột nhập gây án với mức độ thiệt hại nghiêm trọng hơn.
  • Sau khi chữa cháy tổ chức bảo vệ hiện trường thu nhập thông tin ban đầu về đám cháy giúp cơ quan công an nhanh chóng đều tra làm rõ nguyên nhân cháy.

Lưu ý: Nội dung này thuộc về Bảo vệ Thuận Phát, mọi cá nhân, tổ chức sử dụng nội dung này cần ghi rõ nguồn Bảo vệ Thuận Phát. Xin cảm ơn!

Bài viết liên quan