Nhân viên bảo vệ tự ý bỏ vị trí trực bị xử lý thế nào?

Nhân viên bảo vệ bỏ vị trí trực có nghĩa là khi họ tự ý rời khỏi vị trí được giao mà chưa có sự cho phép của cấp trên hoặc khi chưa có người thay thế. Hành động này có thể gây ra những rủi ro về an ninh và an toàn tại mục tiêu làm việc. Nếu nhân viên bảo vệ tự ý bỏ vị trí trực, họ có thể phải đối mặt với các hình thức kỷ luật như khiển trách hoặc cảnh cáo, nặng hơn có thể là phạt trừ lương. Cụ thể hơn về vấn đề này, mời bạn cùng Bảo vệ Thuận Phát tìm hiểu thêm sau đây.

can-bo-quan-ly-kiem-tra-muc-tieu-bao-ve-thuan-phat-1
Cán bộ Nghiệp vụ Thuận Phát kiểm tra tại mục tiêu Dorco Hà Nam

Những lý do có thể khiến nhân viên bảo vệ bỏ vị trí trực

Có nhiều lý do khác nhau khiến nhân viên bảo vệ có thể tự ý rời khỏi vị trí trực của mình. Các cán bộ quản lý hoặc phía công ty bảo vệ có thể căn cứ vào những nguyên nhân cụ thể để đưa ra những cách xử lý phù hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Do áp lực công việc:

Nhân viên bảo vệ có thể cảm thấy áp lực từ công việc, đặc biệt nếu họ phải làm việc trong nhiều giờ liên tục hoặc đối mặt với các tình huống căng thẳng.

Có thể bạn cũng sẽ quan tâm tới nội dung này: Vì sao người trẻ tuổi ít chọn công việc bảo vệ?

Do vấn đề sức khỏe:

Một ca trực thường kéo dài từ 8 tiếng cho tới 12 tiếng. Chính vì vậy, nhân viên bảo vệ có thể gặp vấn đề sức khỏe đột ngột hoặc cần phải đi vệ sinh mà không thể chờ người thay thế.

Do thiếu huấn luyện:

Hiện nay, có rất nhiều nhân viên bảo vệ không được huấn luyện đầy đủ về các quy định và quy chế làm việc, dẫn đến việc họ không hiểu rõ tầm quan trọng của việc giữ vị trí trực.

Do thiếu sự tương tác:

Nhân viên bảo vệ có thể cảm thấy công việc của mình không được đánh giá cao hoặc không nhận được sự hỗ trợ cần thiết từ đồng nghiệp hoặc cấp trên.

Do vấn đề cá nhân:

Có thể nhân viên bảo vệ bỏ vị trí do phải đối mặt với một số vấn đề riêng cấp bách cần phải giải quyết ngay lập tức. Chẳng hạn như tới giờ đi đón con, có việc khẩn cấp trong gia đình…

Do môi trường làm việc không phù hợp:

Đôi khi, môi trường làm việc có thể không an toàn hoặc không thoải mái, khiến nhân viên không muốn ở lại vị trí của mình.

Do không hiểu rõ quy định:

Một số nhân viên có thể không hiểu rõ hoặc không nhận thức được hậu quả của việc rời khỏi vị trí trực mà không được phép.

Đây chỉ là một số lý do phổ biến dẫn tới tình trạng nhân viên bảo vệ bỏ vị trí trực. Tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, có thể có những lý do khác nữa. Để giải quyết vấn đề này, các công ty bảo vệ cần phải nghiêm túc xem xét và cải thiện các điều kiện làm việc, cung cấp đào tạo đầy đủ và hỗ trợ nhân viên bảo vệ một cách hiệu quả.

Những hậu quả khi nhân viên bảo vệ tự ý bỏ vị trí trực

Theo các quy định, nhân viên bảo vệ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc nghiệp vụ và kỹ năng, bao gồm việc duy trì vị trí trực của mình. Với bất kể lý do nào, khi nhân viên bảo vệ tự ý rời khỏi vị trí trực của mình đều có thể gây ra những hậu quả khó lường. Ví dụ như:

Khiến vị trí bị bỏ trống

Đầu tiên và dễ thấy nhất, hành vi này tạo ra một khoảng trống an ninh, làm tăng nguy cơ xâm nhập trái phép hoặc các hành vi phạm pháp khác tại mục tiêu. Điều này không những đe dọa đến tài sản và sự an toàn của mục tiêu mà còn có thể gây ra tổn thất ngay lập tức về mặt tài chính.

Làm mất uy tín của công ty bảo vệ

Đồng thời, hành động bỏ vị trí trực cũng phản ánh thiếu chuyên nghiệp và kỷ luật trong đội ngũ bảo vệ, chính vì vậy có thể dẫn đến sự mất lòng tin từ phía khách hàng đối với công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ. Trong trường hợp xảy ra sự cố, nhân viên bảo vệ có thể phải đối mặt với trách nhiệm pháp luật, và công ty cung ứng dịch vụ bảo vệ có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại phát sinh.

Ảnh hưởng tới công tác bảo vệ chung

Cuối cùng, việc nhân viên bảo vệ không tuân thủ các quy định, tự ý bỏ chốt trực có thể gây ra những xáo trộn nhất định trong quy trình làm việc chung của đội bảo vệ, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống an ninh. Với vấn đề này đòi hỏi phải có sự đánh giá lại và đào tạo để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của nhân viên, đồng thời cần có các biện pháp kiểm soát và giám sát chặt chẽ hơn.

Nhân viên bảo vệ tự ý bỏ trực bị xử lý thế nào?

Đầu tiên khi xảy ra vấn đề nhân viên bảo vệ tự ý bỏ chốt trực, cán bộ chỉ huy tại mục tiêu sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm đối với nhân viên bảo vệ. Nội dung biên bản sẽ thể hiện rõ các nội dung như: thông tin về nhân viên tự ý bỏ chốt, lý do nhân viên bỏ chốt, thời gian ghi nhận sự việc, tình hình an ninh tại vị trí, thông tin về các tài sản có liên quan… Những thông tin này sẽ là căn cứ quan trọng để phía công ty bảo vệ có phương án xử lý phù hợp.

can-bo-quan-ly-kiem-tra-muc-tieu-bao-ve-thuan-phat-2
Cán bộ Nghiệp vụ Thuận Phát kiểm tra tại mục tiêu nhà máy

Nhân viên bảo vệ tự ý bỏ vị trí trực có thể phải đối mặt với các hình thức kỷ luật như khiển trách hoặc cảnh cáo. Theo quy định của các công ty bảo vệ, nhân viên bảo vệ có thể bị phạt trừ lương từ 500.000 – 1.000.000đ/lần vi phạm. Trong trường hợp tái phạm, hình phạt có thể nặng hơn như hạ bậc lương, giáng cấp bậc (nếu có), giáng chức, hoặc sa thải. Điều này nhằm đảm bảo rằng nhân viên bảo vệ luôn giữ vững trách nhiệm và duy trì sự an toàn tại nơi làm việc.

Nếu sau thời gian nhân viên bảo vệ bỏ khỏi vị trí trực có xảy ra sự cố an ninh, hư hại tài sản, mất cắp,… thì nhân viên bảo vệ đó sẽ trực tiếp phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại.

Ngoài ra, nhân viên bảo vệ cũng có thể phải bồi thường cho công ty bảo vệ nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước khi nghỉ việc. Họ có thể phải bồi thường một số tiền tương ứng với tiền lương của những ngày không báo trước.

Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động tự ý bỏ việc có thể phải đối mặt với hình thức xử lý kỷ luật nghiêm khắc. Cụ thể:

“Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”

Theo quy định nêu trên, trường hợp người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày mà không có lý do chính đáng thì công ty bảo vệ được phép áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động này.

Nguyên tắc làm việc của dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp yêu cầu nhân viên khi vào ca trực phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, đây là một trong những yêu cầu đối với nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp. Nhân viên không được tự ý rời vị trí khi chưa được cho phép từ cấp trên và phải có người tới thay thế. Việc này nhằm đảm bảo an ninh và trật tự tại nơi làm việc, cũng như duy trì tính chuyên nghiệp và kỷ luật trong ngành bảo vệ.

Vì vậy, việc tuân thủ nguyên tắc làm việc không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi nhân viên bảo vệ, góp phần vào việc bảo vệ an toàn cho mục tiêu bảo vệ.

Tác giả: Phạm Nam Hưng

Bài viết liên quan