Nhân viên bảo vệ được phép sử dụng những công cụ hỗ trợ nào?

Nhân viên bảo vệ là người đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn cho các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân. Để hỗ trợ công việc thì theo quy định nhân viên bảo vệ sẽ được trang bị một số loại công cụ hỗ trợ. Những loại công cụ hỗ trợ đó gồm những loại nào? Mời bạn cùng Bảo vệ Thuận Phát tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Định nghĩa về công cụ hỗ trợ

Công cụ hỗ trợ là một thuật ngữ được sử dụng trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017. Theo định nghĩa của luật này, công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp.

cong-cu-ho-tro-danh-cho-nhan-vien-bao-ve
Một số loại công cụ hỗ trợ

Công cụ hỗ trợ bao gồm nhiều loại, chẳng hạn như: súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này; phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa; động vật nghiệp vụ như chó, ngựa, voi, chim ưng, cú, chim bồ câu, chim sẻ, chuột, rắn, cá sấu, khỉ, v.v.

Có thể bạn quan tâm: Thực trạng lĩnh vực bảo vệ chuyên nghiệp hiện nay

Nhân viên bảo vệ được sử dụng những loại công cụ hỗ trợ nào?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư 17/2018/TT-BCA quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành, có hiệu lực từ 01/7/2018, có được trang bị công cụ hỗ lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được quy định như sau:

Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ, bao gồm:

a) Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao;

b) Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tại cơ quan nhà nước; mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội; trên tàu hỏa; ngân hàng; bệnh viện; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh vàng, đá quý, ngoại hối, tiền Việt Nam thì căn cứ tính chất, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ bảo vệ để xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: súng bắn điện, súng bắn đạn nổ, cao su, hơi cay và đạn sử dụng cho các loại súng này; phương tiện xịt hơi cay; dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao;

c) Đối với lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tại vườn thú; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; khu bảo tồn loài, sinh cảnh thì được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: súng bắn chất gây mê, dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao.

Như vậy, lực lượng bảo vệ cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần được xem xét tùy theo tính chất công việc mà được cấp công cụ hỗ trợ cho phù hợp.

Trên đây là nội dung tư vấn về những loại công cụ hỗ trợ được phép sử dụng của lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Để hiểu rõ và chi tiết hơn có thể xem thêm tại Thông tư 17/2018/TT-BCA. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Bài viết liên quan