Vai trò của ca trưởng bảo vệ

Ca trưởng bảo vệ là người chỉ huy, có trách nhiệm cao nhất trong mục tiêu, là người quản lý về số lượng và chất lượng nhân viên bảo vệ, chịu trách nhiệm quản lý và điều động nhân viên từ cấp trên.

vai-tro-cua-ca-truong-bao-ve

Nhiệm vụ của ca trưởng bảo vệ gồm những gì?

Nhiệm vụ của ca trưởng bảo vệ được thể hiện qua một vài ý dưới đây:

  • Đào tạo nhân viên bảo vệ mới nắm chắc quy trình làm việc, điều lệnh điều lệ của công ty và của đơn vị chủ quản, đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ thực tế của mục tiêu mình quản lý.
  • Có trách nhiệm cùng công ty tuyển dụng và giới thiệu nhân viên bảo vệ vào làm việc cho mục tiêu của mình,nhằm đáp ứng tốt nhất về mặt nhân sự phục vụ cho công tác an ninh tại mục tiêu.
  • Thường xuyên họp và trao đổi định kì với đại diện cơ quan chủ quản hàng ngày về tình hình diễn biến và nhiệm vụ của toàn đội bảo vệ tại mục tiêu, để kịp thời rút kinh nghiệm và khắc phục những thiếu sót còn tồn tại.
  • Tổng hợp số lượng xe ,vé xe bằng văn bản, tổng hợp tiền thu được giao nộp và báo cáo cho Ban quản lí chung cư vào đầu giờ sáng hôm sau
  • Kiểm soát chặt chẽ việc duy trì ca trực của ca trưởng, kịp thời uốn nắn những yếu khuyết điểm trong ca trực
  • Báo cáo tình hình an ninh trong ngày theo form mẫu của công ty cho khách hàng
  • Tiến hành giao ca hàng ngày cho nhân viên bảo vệ trong đội, kiểm tra tác phong, nhận xét điểm mạnh yếu, phổ biến ca trực tiếp theo.
  • Trong tháng phải họp đội, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ ít nhất 01 lần cho nhân viên báo cáo về công ty bằng văn bản.



Cách nhận biết cấp bậc bảo vệ thông qua cầu vai

Tại các công ty bảo vệ chuyên nghiệp, số lượng nhân sự từ vài chục cho tới hàng trăm người. Mỗi nhân sự sẽ được phân bổ mỗi nhiệm vụ khác nhau. Để có thể dễ dàng phân chia công việc, trách nhiệm và nhận biết được thì các công ty thường sẽ xây dựng đội ngũ thành nhiều cấp bậc. Và để nhận biết dược cấp bậc bảo vệ thì chúng ta cần căn cứ vào cầu vai của người đó.

Theo đó, cấp bậc của nhân viên bảo vệ được phân định như sau:

  • 1 vạch: Nhân viên bảo vệ thông thường.
  • 2 vạch: Chỉ huy cấp đội, ca trưởng mục tiêu.
  • 3 vạch: Chỉ huy cấp mục tiêu.
  • 4 vạch: Cán bộ phòng nghiệp vụ, chỉ huy khu vực, chỉ huy vùng.

Hoặc theo thông tư số 08 quy định về sao vạch trên cầu vai của lực lượng bảo vệ tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, doanh nghiệp, cấp hiệu của lực lượng bảo vệ có 3 loại như sau:

  • 1 vạch: Cho nhân viên làm dưới 5 năm
  • 2 vạch: Cho nhân viên làm việc 5 năm trở lên
  • 3 vạch: Dành cho người phụ trách bảo vệ

Việc phân cấp cầu vai là để tránh sự nhầm lẫn giữa cấp trên với cấp dưới. Ngoài ra nó còn thể hiện sự trang nghiêm, tạo môi trường chuyên nghiệp trong khi làm việc, đồng thời tạo tính kỷ luật, kỷ cương, có thể trợ giúp lực lượng công an, quân đội khi cả 2 bên có sự hợp tác với nhau.



Bài viết liên quan